Đàn organ là nhạc cụ được nhiều người yêu thích và ứng dụng phổ biến trong âm nhạc. Đàn mang đến cho người chơi giai điệu bay bổng, những màn trình diễn ấn tượng, cảm xúc và sự thú vị. Gần đây, rất nhiều người chọn cách tự học đàn organ tại nhà để tiết kiệm chi phí, thời gian nhưng vẫn đạt hiệu quả tốt. Hãy cùng piano thông minh tham khảo bài viết ngay dưới đây để biết thêm về cách học này bạn nhé!
Mục lục bài viết
Ưu điểm của tự học đàn organ
Tại sao nhiều người lại chọn tự học đàn organ tại nhà? Cùng giải đáp thắc mắc này thông qua những ưu điểm, lợi ích như sau:
- Tự học đàn organ tại nhà giúp chúng ta linh động được thời gian của bản thân, sắp xếp lịch học như ý muốn. Từ đó, tiết kiệm và sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả.
- Thay vì phải đi lại tới các trung tâm dạy, việc tự học organ giúp tiết kiệm được nhiều khoản chi phí.
- Tự nghiên cứu, mày mò các nốt nhạc của đàn organ cũng có thể giúp tăng thêm sự hứng thú với việc luyện tập đàn tại nhà.
- Khi bạn làm việc căng thẳng cần được giải tỏa thì việc chơi đàn organ ngay thời điểm này có thể giúp giảm stress rất tốt.
- Hơn nữa, tự học đàn organ ngay tại nhà giúp bạn thể hiện kỹ năng chơi của mình với người thân trong gia đình.
>>>>> Xem thêm thông tin: Review 10 Trung Tâm Dạy Đàn Piano Cho Bé Uy Tín, Chất Lượng Tại TP.HCM
Hướng dẫn cách tự học đàn organ tại nhà hiệu quả
Piano thông minh The One sẽ giới thiệu đến bạn 4 bước tự học đàn organ đơn giản, tại nhà ngay dưới đây.
Học tư thế ngồi chơi đàn
Việc học tập chơi đàn organ nói riêng hay bất cứ loại đàn nào cũng cần có sự kiên trì, nhẫn nại và thời gian. Vì thế, khi học đàn, tư thế ngồi cũng rất quan trọng, nếu ngồi sai tư thế rất có thể sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.

Hình trên đã miêu tả chi tiết cách ngồi chơi đàn organ chuẩn nhất, bạn nên nhìn và tuân thủ theo cách ngồi này để đảm bảo sức khỏe cho việc luyện tập đàn lâu dài.
Ghi nhớ 7 nốt nhạc trên bàn phím đàn
Đàn organ không có cố định chính xác về số lượng phím, chúng được thiết kế khác nhau dựa trên nhiều yếu tố như mục đích, âm thanh, thương hiệu, giá thành,… Thông thường, đàn organ sẽ có ít nhất là 25 phím và 88 phím là nhiều nhất.
Những người mới tiếp xúc đàn, hay trẻ em tay còn yếu thì lựa chọn loại đàn 25 phím là thích hợp nhất. Loại đàn có 49, 61 hay 79 thì thường được lựa chọn bởi nhiều đang trong quá trình học luyện đàn. Còn nếu có nhu cầu chơi đàn organ chuyên nghiệp, kỹ năng tốt thì sẽ chơi loại đàn có 88 phím.
>>>>> Tham khảo thêm: Những Điều Phụ Huynh Cần Biết Trước Khi Mua Đàn Piano Cho Bé
Bàn phím đàn organ sẽ có 2 loại là phím trắng và phím đen, nó cũng tương tự như đàn piano. Các phím trắng sẽ được sắp xếp liên tiếp nhau còn phím đen được chia thành từng cụm, cụm 2 và 3 phím. Ở giữa 2 phím đen sẽ là nốt Rê, bên trái nó là nốt Đô, bên phải là nốt Mi. Tiếp theo, ở cụm 3 phím đen, các nốt được sắp xếp lần lượt theo thứ tự là FA, SOL, LA, SI.

Để bắt đầu với việc tự học đàn organ thì bạn phải học, ghi nhớ và nắm thật chắc 7 nốt nhạc này.
Nhận biết và học 7 nốt nhạc trên khuông nhạc
Âm nhạc có 7 nốt nhạc đó chính là Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. Quy luật về cách sắp xếp các nốt nhạc này trên khuông nhạc là: các nốt nhạc được xếp nằm trên dòng kẻ và ở giữa hai dòng kẻ. Nó luôn đi theo thứ tự là DO – RE – MI – FA – SOL – LA – SI và không thể thay đổi được.
Dòng kẻ đầu tiên tính từ dưới đi lên là nốt MI, ở giữa dòng kẻ 1 và 2 là nốt FA, tiếp theo ở dòng kẻ thứ 2 là nốt SOL, nốt LA nằm giữa dòng kẻ 2 và 3, nốt nằm trên dòng kẻ thứ 3 là nốt SI, nốt DO nằm giữa dòng kẻ 3 và 4, nốt RE nằm trên dòng kẻ thứ 4, nốt MI nằm giữa dòng kẻ 4 và 5, nốt LA được sắp nằm trên dòng kẻ số 5. Cứ theo thứ tự như vậy, ta sẽ nhận biết, làm quen và nhanh chóng nhớ các nốt trên khuông.

Ngoài ra, còn có thêm các dòng kẻ phụ nằm ngoài khuông nhạc, dòng kẻ phụ đầu là nốt ĐÔ, nốt RÊ sẽ nằm giữa dòng kẻ phụ thứ 1 và dòng kẻ thứ 1.
>>>> Xem thêm thông tin: Hướng Dẫn Cách Chơi Piano Cho Người Mới Bắt Đầu Cơ Bản Nhất
Luyện tập học cách tính nhịp
Trong phương pháp tự học đàn organ, chúng ta cần phải nắm vững các trường độ phổ biến trong âm nhạc đó là: nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc kép, móc ba và móc tư.

Mới đầu, việc tự học đàn organ sẽ có khó khăn do việc tính nhịp không phải dễ dàng. Để giữ nhịp hiệu quả tốt, bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc tay đánh đàn, miệng đọc nốt và chân giữ nhịp. Với việc luyện tập thường xuyên, bạn sẽ dần quen với cách vận hành và nó sẽ trở nên đơn giản hơn.
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn cách tự học đàn organ tại nhà khi mới bắt đầu. Hy vọng với những thông tin mà piano thông minh đã chia sẻ, có thể giúp cho người chơi tiết kiệm thời gian, chi phí và vẫn đạt được hiệu quả tốt.
Tags: cách học đàn organ, hướng dẫn tự học organ hiệu quả, tự học đàn organ, tự học đàn organ tại nhà